Tâm trạng căng thẳng khi mang thai ảnh hưởng xấu đến trẻ

Khi phụ nữ mang thai mà tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, hoảng loạn, thất vọng, phấn khích cùng với các xúc cảm khác theo chiều hướng lâu dài, mãn tính sẽ gây nên những tác động xấu đến trẻ nhỏ.

Mang thai là giai đoạn khó khăn đối với các bà mẹ vì trong giai đoạn này thai phụ thường phải trãi qua nhiều cảm xúc khác nhau và những thách thức không nhỏ. Chính vì vậy mà các bà bầu thường bị stress, nếu là những cảm xúc thoáng qua thì không ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng nếu là mãn tính thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến em bé của bạn. Sausiublog sẽ nêu những tác động xấu đến thai nhi nếu bà mẹ thường xuyên bị căng thẳng ngay dưới đây:

1. Sinh non:

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng trong một số trường hợp, những cơn căng thẳng mãn tính ở người mẹ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

2. Rối loạn giấc ngủ:

Có nhiều nghiên cứu cho thấy con cái của các bà mẹ bị stress trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ mắc chứng rối loạn giấc ngủ cao hơn bình thường. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là những biểu hiện như bé ngủ ít, giấc ngủ ngắn, hay giật mình khóc lóc, ngủ ngày thức đêm, khóc dạ đề...

3. Trẻ sơ sinh cân nặng thấp:

Một tác dụng nguy hiểm của stress đối với phụ nữ mang thai là nó có thể gây ra hiện tượng cân nặng thấp cho bé sơ sinh. Và việc chăm sóc những bé thấp cân khi sinh thường khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

4. Ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ:

Căng thẳng cũng có thể gây ra những tác động hóa học trong não của em bé khi mẹ mang thai bị quá nhiều căng thẳng. Nó khiến em bé sinh ra kém thông minh linh hoạt hơn những đứa trẻ khác.

5. Các vấn đề về hành vi:

Một số chuyên gia y tế cũng cho rằng trẻ em cũng có thể bị rối loạn hành vi, nếu bà mẹ trải qua stress khi mang thai. Rối loạn hành vi ở trẻ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục và cho trẻ hòa nhập với cộng đồng.

Vì những nguyên nhân trên, bà bầu nên cô gắng thư giãn và sống khỏe, lạc quan, giữ tâm trạng thanh thản khi mang thai. Nếu cảm thấy bế tắc, bạn có thể tìm người tin cậy có kinh nghiệm chia sẻ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét